1. Viễn cảnh khi các công nghệ mới thành sự thật
Điện toán lượng tử
Theo giới chuyên gia, một loại máy tính mới có thể “phá vỡ Internet” theo nghĩa đen, khiến mọi thứ từ bí mật quốc gia đến tài khoản ngân hàng rơi vào tay tội phạm. Đó chính là máy tính lượng tử.
“Máy tính lượng tử có sức mạnh xử lý lớn đến mức có thể khiến các công nghệ mã hóa hiện tại bị phá vỡ”, David Mahdi, chuyên gia tại công ty an ninh mạng Sectigo, cảnh báo. “Có nghĩa tất cả dữ liệu trên thế giới không còn được bảo mật nữa”.
Đến nay, các hệ thống mã hóa đều dựa trên công nghệ khóa công khai (PKI). Theo Mahdi, máy tính bình thường cần 300.000 tỷ năm để phá vỡ PKI, nhưng một máy tính lượng tử có thể thực hiện trong một tuần. Điều này dẫn đến “mọi dữ liệu trên Trái đất đều dễ bị tổn thương” và có khả năng xảy ra Ngày tận thế lượng tử (Q-Day), khi mã hóa trên Internet bị bẻ khóa bằng máy tính lượng tử.
Theo chuyên gia này, Q-Day có thể xảy ra trong vòng 10-15 năm nữa và các tổ chức cần bắt đầu lập kế hoạch nếu không muốn cuốn vào cuộc khủng hoảng.
Drone sát thủ
Máy bay không người lái (drone) được điều khiển từ xa và quyết định tấn công hay tiêu diệt mục tiêu là do con người đưa ra. Tuy nhiên, chi phí cho đội ngũ vận hành máy bay khá đắt đỏ, khiến các đơn vị quân đội nghĩ đến drone tự hành.
Năm 2017, các nhà lãnh đạo công nghệ, trong đó có Elon Musk, đã viết thư cho Liên Hợp Quốc kêu gọi cấm vũ khí tự hành. Tỷ phú Mỹ gọi chúng là “chiếc hộp Pandora”, là “cuộc cách mạng vũ khí thứ ba” trong chiến tranh sau thuốc súng và vũ khí hạt nhân. Trong thần thoại Hy Lạp, Pandora là chiếc hộp chứa đựng những tâm hồn xấu xa của con người.
Công nghệ Nano
Công nghệ nano (nanotechnology) sử dụng vật chất ở quy mô nguyên tử, phân tử và siêu phân tử cho những mục đích khác nhau liên quan đến công nghiệp, nông nghiệp, đời sống… Hiện ứng dụng của công nghệ nano đã len lỏi vào nhiều lĩnh vực của đời sống. Chẳng hạn, nhiều bệnh viện sử dụng các hạt nano từ tính để đưa thuốc vào cơ thể người, hoặc tạo các hạt nano bạc để giúp chống nhiễm trùng.
Tuy nhiên, khi công nghệ phát triển, một số người tin công nghệ nano có thể được sử dụng để tạo ra vũ khí hủy diệt. Trong cuốn Vũ khí nano: Mối đe dọa ngày càng lớn mạnh đối với nhân loại xuất bản năm 2017, nhà vật lý Louis Del Monte mô tả nguy cơ các nanobot có thể tự tái tạo bằng cách tìm kiếm những nguyên tử phù hợp và nhân bản để hình thành một đội quân hủy diệt. Ông còn cho rằng vũ khí nano có 1/20 cơ hội hủy diệt loài người vào cuối thế kỷ 21.
Kéo dài sự sống
Trong nhiều năm, không ít tỷ phú công nghệ như Peter Thiel của PayPal, Sergei Brin của Google hay Jeff Bezos của Amazon đã đổ tiền vào công nghệ kéo dài tuổi thọ con người. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo công nghệ này có thể dẫn đến tình trạng quá tải dân số, gây thiệt hại cho các nền kinh tế. Bên cạnh đó, do phần lớn nghiên cứu được tài trợ bởi các tỷ phú ở Thung lũng Silicon, giới chuyên gia lo ngại về một thế giới “nơi người giàu sống sót, người nghèo phải chết”.
2. Các CEO công nghệ đang phải “đóng vai ác”
Khi làn sóng sa thải ở Thung lũng Silicon diễn ra, không ít người chỉ trích Elon Musk vì ông cắt giảm một nửa nhân sự và yêu cầu những người ở lại làm việc chăm chỉ hơn hoặc rời đi. Tuy nhiên, tỷ phú gốc Nam Phi không phải người duy nhất “đóng vai ác” trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Nhiều lãnh đạo tại các công ty công nghệ lớn đang âm thầm lên danh sách những người cần kết thúc hợp đồng lao động.
“Những người không nên ở lại Meta”
Từ tháng 7, Mark Zuckerberg, CEO Facebook, đã nhắc nhở nhân viên về việc tăng cường hiệu suất làm việc: “Thực tế, có lẽ nhiều người không nên ở đây. Tôi đang có những kỳ vọng cao hơn, mục tiêu tích cực hơn, nhiệt hơn. Tôi nghĩ, một số có thể cần tự suy nghĩ nơi này có dành cho mình hay không”.
Đến tháng 10, Meta yêu cầu các quản lý lên danh sách 15% lao động “cần hỗ trợ”. Nhân viên công ty gọi đây thực ra là “cuộc sa thải âm thầm diễn ra trong nội bộ”. Sang tháng 11, Zuckerberg thông báo sa thải 13% số nhân viên, tương đương 11.000 người. Ngay sau đó, Meta cho biết sẽ tiếp tục điều chỉnh cơ cấu nhân sự, trả các mặt bằng không cần thiết để tối ưu hóa nguồn lực.
Google muốn tăng 20% hiệu suất
Giữa năm nay, Sundar Pichai, CEO Google, cảnh báo nhân viên phải cải thiện hiệu suất làm việc nếu không muốn mất việc. Vài tuần sau, ông nói muốn công ty hoạt động hiệu quả hơn vì đang có dấu hiệu ì lại do lực lượng lao động tăng lên.
“Các bạn cần xem xét quy trình trong mọi khâu. Có những việc cần ba người mới ra được quyết định trong khi thực tế chỉ cần một hoặc hai người. Nếu hoạt động hiệu quả, chúng ta có thể tăng hiệu suất lên đến 20%”, Pichai nói.
Đợt sa thải lịch sử của Amazon
Từ tháng 10, CEO Amazon thúc giục các quản lý thực hành “tiết kiệm gấp đôi”. Các nhân viên cũng được yêu cầu gấp rút hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất có thể. Một tháng sau, công ty bắt đầu đóng băng tuyển dụng khi CEO Andy Jassy tiến hành đánh giá và cắt giảm hàng loạt chi phí vận hành, thu hẹp hoạt động các bộ phận không có lãi.
Công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới cũng thông báo tới nhân viên ở những bộ phận hoạt động kém chuẩn bị tìm kiếm một công việc khác trước khi chính thức bị sa thải. Theo Washington Post, con số sa thải ước tính là 10.000 người, chiếm khoảng 3% lực lượng lao động chính của công ty. Việc cắt giảm chủ yếu ảnh hưởng đến lĩnh vực như bộ phận nhân sự, bán lẻ và thiết bị.
Hàng loạt công ty công nghệ khác như HP, Microsoft, Salesforce, Lyft… cũng xác nhận kế hoạch điều chỉnh nhân sự. Nhiều CEO công nghệ khác đang theo dõi xem Twitter hoạt động thế nào sau khi mất đi 66% nhân sự, bao gồm số bị sa thải và số nhân viên tự xin nghỉ việc.
3. Chatbot đa tài trả lời như người thật
OpenAI hôm 1/12 công bố chatbot mang tên ChatGPT và kêu gọi người dùng Internet đánh giá về nó. Sản phẩm nhanh chóng tạo ấn tượng khi thể hiện khả năng viết lách, nhưng cũng lộ ra những hạn chế gắn liền với AI tạo văn bản hiện nay.
ChatGPT được phát triển từ nguyên mẫu GPT-3.5, nhưng được đào tạo để đưa ra câu trả lời giống một cuộc trò chuyện. GPT-3 ban đầu chỉ dự đoán những đoạn văn sẽ xuất hiện sau một chuỗi từ nhất định, trong khi ChatGPT tìm cách tương tác với câu hỏi của người dùng theo phong cách giữa người với người hơn.
Kết quả là những câu trả lời có độ trôi chảy không kém người thật, cùng khả năng đối thoại trong hàng loạt chủ đề, thể hiện tiến bộ lớn so với các chatbot xuất hiện cách đây chỉ vài năm.
Một số người lo ngại các công cụ AI tiên tiến như GPT-3 có thể bị lạm dụng để tạo ra chatbot dùng vào mục đích xấu. Số khác lo ngại với nguồn đầu vào phong phú như nhật ký trong hơn 10 năm của Huang, AI có thể tự sản xuất ra những nội dung, truyện về sự tái sinh của chính mình. Nhưng Huang cho rằng bản thân công nghệ không tốt hoặc xấu hoàn toàn. Việc sử dụng nó thế nào phụ thuộc vào chủ ý của con người. “Tôi hy vọng dự án này có thể khiến mọi người có cái nhìn tích cực hơn về công nghệ, nơi AI có thể đóng góp nhiều giá trị nhân văn và giúp trị liệu tâm lý tốt hơn”, cô nói.
GPT-3 là mô hình tạo văn bản bằng AI, được phát triển bởi OpenAI, phòng nghiên cứu có trụ sở tại San Francisco, do tỷ phú Elon Musk tài trợ. Công cụ này được đánh giá cao với khả năng tự học và viết văn chuyên nghiệp như con người. Theo các chuyên gia, GPT-3 là một trong những AI thông minh nhất hiện nay. Phiên bản tiếp theo GPT-4 dự kiến được phát hành trong vài tháng tới, hứa hẹn sẽ có khả năng xử lý ngôn ngữ mạnh hơn nhiều so với bản tiền nhiệm.
4. Tesla Phone sẽ là đối thủ tiếp theo của Apple và Google
Theo như câu trả lời mới đây của Elon Musk về việc “nếu” Apple và Google cấm Twitter thì sản xuất điện thoại cũng không phải là không thể, dù rằng cả Google lẫn Apple không hề có bất cứ động thái hoặc thông tin gì cho thấy họ muốn làm vậy. Chúng ta không biết rằng liệu Apple và Google có bao giờ nghĩ đến việc cấn Twitter trên các thiết bị của mình hay không, nhưng chắc chắn rằng dù có hay không thì sau khi đọc được những câu trả lời phóng viên của Elon Musk họ cũng sẽ cố quên nó đi.
Vậy nếu thực sự Tesla Phone ra đời liệu siêu phẩm tin đồn này sẽ có những gì?
- Internet vệ tinh
- Sạc năng lượng mặt trời
- Điều khiển phương tiện
- Chụp ảnh thiên văn
- Tính năng khai thác tiền điện tử
- Quan trọng nhất có lẽ phải kể đến Neuralink
Nhưng có vẻ như là điều này không dễ xảy ra.
5. Cấy chip vào não giúp người bị liệt có thể đi lại
Neuralink, công ty khởi nghiệp do tỷ phú Mỹ Elon Musk thành lập để kết nối trí não con người với máy tính, thông báo bước tiến mới hôm 30/11 ở hai lĩnh vực y tế là giúp người mù nhìn được và người bị thương ở cột sống đi lại hoặc sử dụng tay, theo Cnet. Neuralink đang phát triển công nghệ để xếp hàng nghìn điện cực mỏng hơn sợi tóc người lên bề mặt bộ não. Mỗi điện cực là một dây điện nhỏ nối với con chip hoạt động bằng pin và sạc từ xa gắn ở một điểm trên hộp sọ. Con chip có tên N1 sẽ liên lạc không dây với thế giới bên ngoài.
Công nghệ trên vẫn cần trải qua chặng đường dài trước khi ứng dụng y học và cuối cùng là giao tiếp với trí tuệ nhân tạo (AI) siêu thông minh. Nhưng Neuralink đã đạt nhiều bước tiến, bao gồm xin giấy phép từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) để bắt đầu thử nghiệm ở người trong vòng 6 tháng tới.
Công nghệ Neuralink thế hệ đầu sử dụng 1024 điện cực, nhưng công ty giới thiệu mô hình thế hệ tiếp theo với hơn 16.000 điện cực, giúp tăng đáng kể độ chính xác của hình ảnh mà người mù có thể nhìn thấy, theo nhà nghiên cứu Dan Adams.
Neuralink không phải công ty duy nhất theo đuổi công nghệ giao diện bộ não – máy móc (BMI) hoặc bộ não – máy tính (BCI). Các công ty khởi nghiệp cũng phát triển công nghệ này là BlackRock Neurotech, Precision Neuroscience, Synchron Medical và Paradromics. Synchron bắt đầu thử nghiệm trên người vào tháng 4 với 6 bệnh nhân, sử dụng một thiết bị giúp đỡ người bị liệt.
Theo Musk, công ty Neuralink sẽ sản xuất hàng triệu chip não và bản thân ông cũng sẽ cấy một con chip. Để đạt mục tiêu, công ty đang tìm cách tự động hóa công nghệ hết mức có thể. Robot R1 của công ty sẽ xâu các điện cực vào bộ não mà không gây tổn thương mạch máu. Thế hệ máy móc tiếp theo được thiết kế để xử lý những ca phẫu thuật phức tạp hơn, bao gồm cắt xuyên qua bộ não.