1. Twitter thu phí 11 USD với người dùng iPhone
Để bù đắp cho khoản phí 30% trên App Store, Twitter sẽ thu 11 USD thay vì 8 USD mỗi tháng với người dùng iPhone muốn có tích xanh. Twitter thông báo sẽ mở lại dịch vụ bán tích xanh vào ngày mai 12/12. Với tài khoản Twitter Blue, người dùng có thể chỉnh sửa tweet, đăng video 1080p và một số ưu tiên khác.
Twitter Blue có giá 8 USD mỗi tháng. Tuy nhiên, người dùng sẽ phải trả thêm 3USD nếu mua tích xanh thông qua kho ứng dụng App Store. Mạng xã hội không giải thích lý do, nhưng theo các báo cáo trước đó, Twitter muốn người dùng là bên chịu khoản phí 30% do Apple đưa ra khi mua hàng trong ứng dụng.
Apple có thể giảm mức này xuống 15% nếu người dùng duy trì việc mua hàng trong ứng dụng liên tục trong một năm. Do đó, Twitter Blue sẽ giảm còn 9 USD sau năm đầu cho người dùng iOS.
2. Khi tội phạm online cũng bị lừa trên mạng
Hacker và tội phạm mạng vốn có mối quan hệ “cộng sinh”, thường tập trung trên các diễn đàn, web đen hoặc thị trường cụ thể để kinh doanh với nhau. Bên mua có thể lên những nền tảng này để yêu cầu dữ liệu hoặc tìm lỗ hổng bảo mật, sau đó hacker sẽ đánh cắp thông tin và bán chúng. Hacker cũng thường lên đây chào bán những gì mình thu thập được từ các mục tiêu đã tấn công.
Tuy nhiên, theo Sophos, mối quan hệ này hiện không còn bền vững, dựa trên những thông tin Wixey và nhóm nghiên cứu thống kê trên ba nền tảng nổi tiếng của giới tội phạm mạng là Exploit, XSS và BreachForums.
Tần suất khiếu nại lừa đảo qua phòng phân xử đang tăng mạnh. Trong 12 tháng qua, Sophos ước tính tội phạm mạng mất khoảng 2,5 triệu USD vào những tay những tội phạm mạng khác. Có nhiều hình thức lừa đảo, nhưng phổ biến nhất người mua không trả tiền cho những gì đã nhận, hoặc người bán nhận được tiền nhưng không gửi những gì họ đã bán.
Tuy nhiên, việc giới tội phạm mạng “tố” nhau lừa đảo có thể trở thành nguồn tin tình báo tiềm năng cho các nhà điều tra. “Trong mỗi lần khiếu nại, các thông tin cá nhân vốn ẩn danh sẽ được chia sẻ nhiều hơn.
3. iCloud nâng cấp bảo mật
Bản cập nhật Advanced Data Protection vừa được Apple công bố, dự kiến triển khai cho người dùng toàn cầu đầu năm 2023. Theo giới thiệu của hãng, đây là “mức bảo mật dữ liệu đám mây cao nhất của Apple”. Người dùng có thể bật tùy chọn trong phần cài đặt. Nếu chọn phương thức bảo mật này, hầu hết dữ liệu sẽ được mã hóa đầu cuối, và chỉ có thể được giải mã, đọc trên các thiết bị được đánh dấu là đáng tin cậy.
“Advanced Data Protection sẽ bảo vệ hầu hết dữ liệu iCloud ngay cả trong trường hợp dữ liệu trên đám mây bị rò rỉ”, Apple viết.
Theo các chuyên gia, bản cập nhật thực chất là bổ sung các dữ liệu trên iCloud được mã hóa đầu cuối. Hiện nay, việc mã hóa này được Apple áp dụng cho 14 danh mục như mật khẩu trong chuỗi khóa, hay dữ liệu sức khỏe. Với Advanced Data Protection, danh mục được mã hóa nâng lên con số 23, bao gồm cả ảnh, ghi chú và bản sao lưu iCloud.
Thông báo của Apple cũng nêu ra ba loại dữ liệu chưa được mã hóa gồm Danh bạ, Lịch, iCloud Mail, do chúng vẫn cần tương tác với với các hệ thống khác.
“Trước đây, thông tin như hình ảnh, tin nhắn không được mã hóa đầu cuối. Nghĩa là nếu Apple muốn, họ vẫn có thể truy cập vào thông tin của bạn”, MacRumors giải thích. Khi Advanced Data Protection được kích hoạt, chỉ thiết bị tin của người dùng mới có thể giải mã thông tin đó, còn Apple hay các cơ quan thực thi pháp luật không thể truy cập các dữ liệu này.
4. Top 10 ứng dụng tiêu tốn nhiều dữ liệu di động nhất
- Instagram
Dành một giờ mỗi ngày lướt xem các nội dung trên Instagram trong một tuần được ước tính có thể ngốn tới 4,2 GB dữ liệu di động. Ứng dụng sẽ tiêu thụ nhiều dữ liệu hơn nếu người dùng đăng tải nội dung, trung bình khoảng 2 MB cho mỗi ảnh và nhiều hơn cho video. - TikTok
Theo thống kê, một giờ lướt TikTok ngốn khoảng 840 MB dữ liệu. Như vậy, trong một tuần, chỉ riêng TikTok đã sử dụng hết 10 GB dữ liệu. - YouTube
YouTube đã xác nhận rằng nền tảng này tiêu tốn tới 2,7 GB cho mỗi 60 phút xem video ở độ phân giải 720p (HD) và tốc độ bit cao. Mức tiêu thụ dữ liệu này tăng lên tới 23 GB mỗi giờ ở độ phân giải 2160p (4K) - Netflix
Netflix, so với YouTube, cũng yêu cầu sử dụng nhiều dữ liệu di động hơn. Ở độ phân giải tiêu chuẩn, video trên Netflix đã tiêu tốn tới 1 GB mỗi giờ
5.Facebook - Spotify
Lượng dữ liệu di động tiêu thụ khi phát nhạc trực tuyến phụ thuộc vào chất lượng âm nhạc. Nghe ở chất lượng bình thường (96kbps) tiêu tốn 40 MB mỗi giờ và con số này tăng lên 70 MB mỗi giờ đối với chất lượng cao (160 kbps) và 150 MB mỗi giờ đối với chất lượng cực cao (320kbps).
5. Thợ đào Bitcoin đánh thức ‘đồng hồ tử thần’
Những mỏ than cũ, được ví như “sát thủ” của môi trường với lượng khí thải CO2 khổng lồ, đang được hồi sinh bởi thợ đào Bitcoin. Hardin là một trong nhiều nhà máy nhiên liệu hóa thạch “thây ma” của Mỹ đã được hồi sinh nhờ các công ty tiền điện tử. Dữ liệu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) cho thấy: Chỉ trong chín tháng đầu năm 2021, các mỏ than hoạt động 236 ngày. Lượng khí thải từ việc đốt than của Hardin cũng tăng vọt, lên đến 187.000 tấn CO2, nhiều hơn 5.000% so với lượng thải ra trong cùng kỳ năm 2020.
Ngay cả người từng rất ủng hộ tiền điện tử như Elon Musk cũng đã ngưng ủng hộ Bitcoin do lo ngại về vấn đề môi trường.5.