1. Đôi nét về bàn phím cơ
Bạn có biết bàn phím cơ là gì không? Bàn phím cơ là bàn phím được thiết kế dựa trên công nghệ cơ học, các switch cơ học riêng biệt, cảm giác gõ khác nhau. Bàn phím cơ có tuổi thọ lâu hơn so với bàn phím thường, vì các switch được làm từ chất liệu chắc chắn và độ bền cao hơn.
2. Một số tiêu chí chọn bàn phím cơ dưới 3 triệu
Để chọn được một bàn phím cơ dưới 3 triệu vừa đáp ứng nhu cầu của bạn, nên quan tâm đến một số tiêu chí như layout bàn phím, loại switch, chất liệu keycap, hệ thống đèn LED RGB,…
Layout bàn phím
Layout bàn phím cơ là sự bố trí các phím trên bàn phím theo hình dạng hoặc kích thước nhất định. Mỗi bàn phím sẽ phù hợp với nhu cầu của từng người sử dụng.Ví dụ, một số layout phổ biến như:
– Layout Full-size: Là layout cơ bản nhất và đầy đủ các phím, chức năng phù hợp với nhân viên văn phòng, tài chính, kế toán hay là người quen sử dụng bàn phím có đầy đủ các phím.
– Layout Tenkeyless: Là layout thường có tỉ lệ khoảng 80% so với layout Full-size, có số lượng phím từ 87 phím đến 91 phím. Phù hợp với người chỉ cần cụm phím chính, hàng chức năng F và không cần cụm numpad riêng.
Loại Switch
Khi mua một chiếc bàn phím cơ dưới 3 triệu, bạn không thể bỏ qua yếu tố Switch. Bạn có thể chọn bàn phím cơ có loại Switch khác nhau, tùy theo lực nhấn, độ ồn và độ nhạy. Một số loại switch phổ biến trên thị trường: TTC, Cherry MX, Gateron… Mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
- Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về switch TTC qua bài viết: TTC switch là gì? Điểm qua một số loại switch nổi bật của nhà TTC
Chất liệu Keycap
Yếu tố cuối cùng bạn nên xem xét đó chính là keycap – những nút bấm trên bàn phím cơ, chúng thường được làm từ chất liệu phổ biến như ABS và PBT. Ngoài chất liệu ra, công nghệ in trên keycap cũng đóng vai trò quan trọng. Có một số phương pháp in laser, dye-sub và double-shot. Trong đó, dye-sub và double-shot là loại in ưa thích vì sử dụng hai lớp nhựa khác nhau để tạo ra keycap, có độ bền tốt.
Keycap có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm gõ của bạn, không chỉ về mặt thời trang mà còn về âm thanh và cảm giác khi gõ. Vì vậy, hãy xem xét cẩn thận chất liệu, công nghệ in để lựa chọn phù hợp chiếc bàn phím giá rẻ nhưng đáp ứng nhu cầu của mình nhé.
3. TOP 5 bàn phím cơ chất lượng dưới 3 triệu
Darmoshark K8 Mechanical Keyboard
Mẫu bàn phím dưới 3 triệu đầu tiên trong danh sách, hãy nhanh chóng tìm hiểu về Darmoshark K8. Đây là mẫu bàn phím cơ giá hạt dẻ có ba chế độ đầu tiên của thương hiệu này với thiết kế cấu trúc Gasket Mounted mang lại cảm giác gõ mượt mà và ổn định hơn.
Không chỉ dừng lại ở đó, Keycap của K8 được làm từ chất liệu PBT – chất liệu nổi tiếng với độ bền cao, kết hợp với hai tùy chọn màu sắc tuyệt đẹp để tạo điểm nhấn thú vị. Điều làm cho K8 trở nên nổi bật hơn các dòng khác nhờ có màn hình LCD đầy màu sắc cùng với công tắc tuyến tính Gateron tùy chỉnh.
Mikit T80 Hazel Choc
Trong danh sách bàn phím cơ chất lượng dưới 3 triệu, bạn còn có lựa chọn sản phẩm T80 Hazel Choc đến từ nhà Mikit. Với thiết kế layout 80% cùng 83 bàn phím kết hợp cấu trúc Gasket Mounted giúp giảm rung. cung cấp trải nghiệm êm ái hơn.
T80 Hazel Choc có ngoại hình ấn tượng với thiết kế bánh xe cuộn và núm xoay, cho phép bạn dễ dàng điều chỉnh âm lượng, độ sáng và hiệu ứng đèn nền RGB. Keycap PBT double-shot với màu sắc đem lại sự cổ điển xen lẫn hiện đại, tạo nên tổng thể thu hút.
Mikit DK65
Nếu bạn yêu thích màu tím hãy nên quan tâm đến chiếc bàn phím Mikit DK65 layout 65% với thiết kế Gasket Mounted. Với vẻ ngoài DK65 nổi trội hơn so với những chiếc bàn phím dưới 3 triệu khác, DK65 đã thu hút ánh nhìn người dùng bằng việc tích hợp núm đa phương tiện điều chỉnh âm lượng và cần đẩy điều chỉnh ánh sáng của đèn. Điều này giúp bạn dễ dàng thao tác và tuỳ chỉnh theo sở thích cá nhân.
Mikit GH96 Adventurer
Trong phân khúc bàn phím cơ chất lượng dưới 3 triệu, Mikit GH96 Adventurer với layout 96%, sẽ không làm bạn thất vọng. Đặc biệt, sản phẩm có hỗ trợ hotswap dễ dàng thay đổi Switch.
Bàn phím GH96 Adventurer được thiết kế tương thích hoàn hảo với hệ điều hành macOS, các phím chức năng được tối ưu hóa hoàn toàn giúp bạn dễ sử dụng trên các thiết bị Apple một cách dễ dàng.
Mikit CL80
Mikit CL80 chưa hết hạ nhiệt trên thị trường vì vẻ ngoài đầy ấn tượng cùng hai phiên bản Lavanderry và Marmalade. Sở hữu thiết kế nhỏ gọn cùng layout Tenkeyless 80% vô cùng mỏng, nhẹ kết hợp giữa tone màu pastel mang lại cảm giác dễ chịu khi dùng. Với thiết kế này, bạn có thể đem bất kỳ nơi nào để sử dụng, tạo sự tiện lợi tối đa cho người dùng. Đây cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc cho bạn khi lựa chọn bàn phím dưới 3 triệu.
4. Đối tượng mua bàn phím cơ dưới 3 triệu
Đối với phân khúc này, các đối tượng sử dụng thường là nhân viên văn phòng, game thủ, hoặc người có nhu cầu sở hữu một chiếc bàn phím chất lượng nhưng giá thành không quá cao. Đặc biệt, phù hợp cho học sinh, sinh viên để làm việc, học tập và chơi game nhưng vẫn đem lại trải nghiệm tốt.
5. Bạn có thể mua bàn phím dưới 3 triệu ở đâu?
Để sở hữu chiếc bàn phím chất lượng với chi phí dưới 3 triệu, bạn nên tham khảo qua Network Hub fanpage hoặc văn phòng trực tiếp để được tư vấn mua hàng nhanh chóng. Điều này đảm bảo bạn được hỗ trợ mua sản phẩm chính hãng và tránh giả mạo.
Xem thêm:
- Loạt bàn phím cơ IQUNIX cho nàng yêu nghệ thuật, thích dã ngoại
- Top 3 mẫu bàn phím cơ TTC switch chất lượng nhất mà bạn nên mua
- Top 5 bàn phím cơ thời trang đáng mua nhất 2023
Vừa rồi là TOP 5 những mẫu bàn phím cơ dưới 3 triệu đáng mua nhất năm 2023. Chúc bạn tìm được mẫu bàn phím (Tham khảo về bàn phím) ưng ý cho mình nhé!